Matching Headings (nối tiêu đề) là dạng bài thường xuyên xuất hiện nhất trong đề thi IELTS Reading. Đây cũng là dạng bài được xem là khó và sẽ dễ dàng mắc lỗi khi làm bài. Vì thế, để giải quyết dạng bài này hiệu quả hơn, IELTS The Tutors sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm Matching Headings nhanh chóng và chính xác.

cách làm matching headings

Cách làm matching heading hiệu quả

Dạng bài Matching Headings IELTS Reading là gì?

Matching Headings IELTS Reading là một dạng bài trong phần thi Đọc, dạng bài này yêu cầu thí sinh phải chọn ra tiêu đề (headings) đã cho trước phù hợp nhất với nội dung chính của từng đoạn văn trong bài.

Thông thường, câu hỏi này sẽ đưa ra từ 5 đến 9 tiêu đề được đánh số la mã (i, ii, iii, …) và các đoạn văn được đánh dấu theo bảng chữ cái (A, B, C, …).

Dưới đây là ví dụ cho dạng bài Matching Headings IELTS Reading:

dạng bài matching headings

Ví dụ dạng bài Matching headings IELTS Reading

Trong phần thi IELTS Reading, các dạng bài như Information MatchingMatching Headings và Matching Sentence Endings đều yêu cầu người thi phải có khả năng đọc hiểu và phân loại thông tin.

Cụ thể, bài Matching Headings yêu cầu lựa chọn tiêu đề phù hợp cho từng đoạn văn, trong khi bài Information Matching cần bạn ghép các thông tin được cung cấp với những nội dung tương ứng trong bài đọc. Đối với Matching Sentence Endings, bạn sẽ hoàn thành câu bằng cách nối phần đầu với phần cuối đã cho.

Mặc dù mỗi dạng bài có mục tiêu và phương pháp tiếp cận riêng, nhưng tất cả đều đòi hỏi người đọc phải nắm vững nội dung và có khả năng phân tích thông tin một cách hiệu quả.

 

Matching headings là gì?

Cách làm Matching Headings hiệu quả

Mặc dù mỗi người đều có những cách làm bài riêng cho mỗi dạng câu hỏi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể giải quyết dạng bài Matching Headings một cách dễ dàng. Thí sinh nên chọn chiến thuật làm bài phù hợp nhất cho bản thân để có thể làm bài thật tốt. Dưới đây là các bước làm dạng bài này đơn giản và hiệu quả nhất mà IELTS The Tutors muốn giới thiệu cho bạn.

Bước 1: Đọc tất cả tiêu đề (headings) trước

Hãy đọc qua tất cả các tiêu đề mà câu hỏi đưa ra, nhớ gạch chân các keywords quan trọng như tên riêng, ngày tháng, con số, danh từ, động từ, tính từ, …

Scanning là kỹ năng hữu ích để bạn áp dụng trong bước này.

Tips làm matching headings:

  • Không nên gạch chân những từ thường xuất hiện trong đoạn văn hay những từ trùng với topic của bài, vì những từ này sẽ được nhắc lại rất nhiều lần, nếu gạch chân, highlight chúng sẽ khiến bạn bị rối và không xác định được đúng vùng thông tin có chứa keywords quan trọng. Ví dụ: Bạn đang đọc bài về ‘Tourism’, thì chỉ cần gạch chân từ “cost” trong tiêu đề “The cost of tourism” thôi.
  • Ngoài ra, một số đề sẽ có sẵn ví dụ, vì thế thí sinh cần loại bỏ các đoạn văn và tiêu đề đã làm sẵn đó trước khi làm bài

Bước 2: Xác định điểm giống và khác nhau giữa các tiêu đề (headings)

Đối với dạng câu hỏi này, một số tiêu đề có những điểm tương đồng, dễ khiến người đọc bối rối và nhầm lẫn. Do đó, việc so sánh những sự tương đồng và khác biệt giữa các tiêu đề ngay từ đầu sẽ giúp việc chọn đáp án trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn.

Ví dụ: (Đề Cambridge 14, Test 2)

i. Complaints about the impact of a certain approach 

=> Đề cập về những phàn nàn hay khiếu nại về tác hại của một phương pháp cụ thể.

ii. Evidence that a certain approach can have more disadvantages than advantages

=> Đề cập tới một phương pháp cụ thể có nhiều bất lợi hơn lợi ích.

Bước 3: Đọc đoạn văn (passage) và tìm ý chính

Trên thực tế, một số đoạn văn thường chứa chủ đề chính ngay tại câu đầu tiên và câu cuối cùng, hãy tập trung đọc 2 câu này trước vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Tuy nhiên, ý chính của các đoạn văn không chỉ nằm ở câu đầu và cuối mà còn xuất hiện ở giữa đoạn văn. Nếu chỉ đọc câu đầu và câu cuối, thí sinh có thể dễ dàng rơi vào “bẫy đáp án” của đề thi. Do đó, để nắm rõ nội dung toàn bộ đoạn văn, thí sinh nên đọc thêm 2-3 câu giữa và kết hợp nghĩa của chúng. Nếu đoạn văn dài, hãy chú ý đến câu cuối; nếu đoạn ngắn (2-4 câu), nên đọc toàn bộ. Khi đọc, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Tập trung vào ý nghĩa của từ khóa (content keywords): Chú ý đến những từ đóng vai trò chính trong việc quyết định ý nghĩa của câu như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ (bao gồm từ chỉ thời gian, địa điểm), từ phủ định (như “not,” “never”), và từ chỉ trình tự (như “originally,” “first,” “final,” “next”). Khi đọc câu hỏi, hãy chú ý đến nhóm từ này.
  • Tạm bỏ qua các từ chức năng (function words): Những từ không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa câu như mạo từ (the, a, an), động từ nối (be, become, feel), và giới từ (in, on, at) có thể bỏ qua.
  • Bỏ qua các thành phần bổ nghĩa: Tạm thời không chú ý đến mệnh đề quan hệ, phần trong ngoặc, các cụm từ chỉ ý kiến (như “suggests,” “says,” “claims that”). Khi đọc trên giấy, hãy xem những phần này như là thông tin phụ không cần thiết.

Bước 4: Lựa chọn tiêu đề (headings) phù hợp nhất

Trước tiên, hãy loại bỏ các tiêu đề sai, không phù hợp bằng cách dựa vào các keywords đã gạch chân ở bước 1. Khi đó, bạn sẽ thu hẹp được sự lựa chọn từ 5 – 9 tiêu đề còn 1 – 3 tiêu đề, việc còn lại là xem xét thật kỹ trước khi quyết định chọn đáp án.

Lưu ý: Thí sinh cần nhớ rằng tiêu đề phù hợp phải phản ánh nội dung chính của toàn đoạn văn, chứ không chỉ là một chi tiết cụ thể nào đó. Trong một số trường hợp, tiêu đề có thể chứa từ ngữ tương tự như trong đoạn, nhưng cần cảnh giác rằng những tiêu đề đó có thể không phải là đáp án chính xác.

Khó khăn thường gặp khi làm dạng bài Matching Headings

 

Khó khăn thường gặp khi làm Matching headings

Là một trong những dạng bài khó nhằn nhất, Matching Headings IELTS Reading thường đem lại rất nhiều vấn đề cho thí sinh khi làm bài:                                                

  • Chiếm nhiều thời gian hơn so với các dạng câu hỏi khác.
  • Số lượng tiêu đề thường nhiều hơn số đoạn văn cần nối.
  • Có một số đoạn văn không yêu cầu tiêu đề.
  • Thứ tự tiêu đề không theo trình tự của các đoạn.
  • Một số tiêu đề có điểm tương đồng nhau.
  • Một số từ khóa trong tiêu đề sẽ được diễn đạt lại (paraphrase) trong đoạn văn, gây khó khăn cho thí sinh.
  • Tiêu đề chỉ chứa các ý chi tiết, không thể hiện ý tổng quát của đoạn.

Mặc dù có nhiều khó khăn khi giải quyết Matching Headings IELTS Reading, tuy nhiên nếu bạn áp dụng các bước làm bài ở phía trên thì sẽ cải thiện đáng kể các vấn đề này.

Một số tips làm Matching Headings bổ ích

 

Cách làm Matching Headings hiệu quả

Hãy luôn chú ý đến các từ đồng nghĩa và những cách diễn đạt khác (paraphrase). Đừng nhầm tưởng rằng tiêu đề sẽ chứa từ ngữ giống hệt như trong bài đọc, vì như vậy sẽ quá dễ dàng. Thay vào đó, hãy tập trung vào ý nghĩa tổng thể của câu và chú trọng đến các từ khóa quan trọng trong đề bài.

Đối với những đoạn văn mà bạn chưa tìm được tiêu đề phù hợp, hãy chọn đáp án mà bạn thấy hợp lý nhất, đánh dấu sao (*) và tiếp tục sang câu tiếp theo. Sau khi đã tìm ra các đáp án cho những câu khác, bạn có thể quay lại để trả lời câu đó.

Nếu bạn gặp khó khăn với hai hoặc nhiều đáp án, hãy ghi lại tất cả những đáp án mà bạn đang cân nhắc bên cạnh tiêu đề và quay lại để lựa chọn sau.

Bài tập luyện cách làm dạng Matching Headings hiệu quả

Choose the correct headings for each paragraph from the list of headings below.

A. The advisability of humans participating directly in space travel continues to cause many debates. There is no doubt that the presence of people on board a space vehicle makes its design much more complex and challenging, and produces a large increase in costs, since safety requirements are greatly increased, and the performance of the technology providing necessities for human passengers such as oxygen, food and water must be guaranteed. Moreover, the systems required are bulky and costly, and their complexity increases for long- duration missions. Meanwhile, advances in electronics and computer science allow increasingly complex tasks to be entrusted to robots, and unmanned space probes are becoming lighter, smaller and more convenient.

B. However, experience has shown that the idea of humans in space is popular with the public. Humans can also be useful; there are many cases when only direct intervention by an astronaut or cosmonaut can correct the malfunction of an automatic device. Astronauts and cosmonauts have proved that they can adapt to conditions of weightlessness and work in space without encountering too many problems, as was seen in the operations to repair and to upgrade the Hubble Space Telescope. One human characteristic which is particularly precious in space missions, and which so far is lacking in robots, is the ability to perform a great variety of tasks. In addition, robots are not good at reacting to situations they have not been specifically prepared for. This is especially important in the case of deep space missions. While, in the case of the Moon, it is possible for someone on Earth to ‘tele-operate’ a robotic device such as a probe, as the two-way link time is only a couple of seconds, on Mars the two-way link time is several minutes, so sending instructions from Earth is more difficult.

C. Many of the promises of artificial intelligence are still far from being fulfilled. The construction of machines simulating human logical reasoning moves towards ever more distant dates. The more the performance of computers improves, the more we realise how difficult it is to build machines which display logical abilities. In the past it was confidently predicted that we would soon have fully automated factories in which all operations were performed without any human intervention, and forecasts of the complete substitution of workers by robots in many production areas were made. Today, these perspectives are being revised. It seems that all machines, even the smartest ones, must cooperate with humans. Rather than replacing humans, the present need appears to be for an intelligent machine capable of helping a human operator without replacing him or her. The word ‘cobot’, from ‘collaborative robot’, has been invented to designate this type of robot.

D. A similar trend is also apparent in the field of space exploration. Tasks which were in the past entrusted only to machines are now performed by human beings, sometimes with the aim of using simpler and less costly devices, sometimes to obtain better performance. In many cases, to involve a person in the control loop is a welcome simplification which may lower the cost of a mission without compromising safety. Many operations originally designed to be performed under completely automatic control can be performed more efficiently by astronauts, perhaps helped by their ‘cobots’. The human-machine relationship must evolve towards a closer collaboration.

E. One way this could happen is by adopting the Mars Outposts approach, proposed by the Planetary Society. This would involve sending a number of robotic research stations to Mars, equipped with permanent communications and navigational systems. They would perform research, and establish the infrastructure needed to prepare future landing sites for the exploration of Mars by humans. It has also been suggested that in the most difficult environments, as on Venus or Jupiter, robots could be controlled by human beings located in spaceships which remain in orbit around the planet. In this case the link time for communication between humans and robots would be far less than it would be from Earth.

F. But if space is to be more than a place to build automatic laboratories or set up industrial enterprises in the vicinity of our planet, the presence of humans is essential. They must learn how to voyage through space towards destinations which will be not only scientific bases but also places to live. If space is a frontier, that frontier must see the presence of people. So the aim for humankind in the future will be not just the exploration of space, but its colonization. The result of exploring and living in space may be a deep change in the views which humankind has of itself. And this process is already under way. The images of Earth taken from the Moon in the Apollo programme have given humankind a new consciousness of its fragility, its smallness, and its unity. These impressions have triggered a realization of the need to protect and preserve it, for it is the place in the solar system most suitable for us and above all it is the only place we have, at least for now.

List of Headings

i. Robots on Earth — a re-evaluation

ii. The barriers to cooperation in space exploration iii Some limitations of robots in space

iii. Reduced expectations for space exploration

iv. A general reconsideration of human/robot responsibilities in space vi Problems in using humans for space exploration

v. The danger to humans of intelligent machines

vi. Space settlement and the development of greater self-awareness ix Possible examples of cooperation in space

Paragraph A        ……………

Paragraph B        ……………

Paragraph C        ……………

Paragraph D        ……………

Paragraph E        ……………

Paragraph F        ……………

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Matching Headings IELTS Reading bao gồm hướng dẫn cách làm, các mẹo ăn điểm và bài tập vận dụng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tiến bộ hơn trong kỹ năng làm bài của mình!