Quy tắc trọng âm là gì Cách đánh trọng âm tiếng Anh thumbnail

Nhấn trọng âm trong tiếng Anh (word stress) là kỹ thuật quan trọng giúp bạn phát âm và giao tiếp tự nhiên hơn. Vậy trọng âm là gì? Cách đánh trọng âm chuẩn như thế nào? Cùng IELTS The Tutors tìm hiểu 15 quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh chính xác, đơn giản giúp bạn giao tiếp chuyên nghiệp hơn, cải thiện ngữ điệu tự nhiên.

Nội dung

Trọng âm là gì?

Trên thực tế, trong một từ nhiều âm tiết (có từ hai âm tiết trở lên), không phải âm nào cũng được phát âm với độ mạnh, độ dài và độ cao như nhau. Luôn có một âm tiết sẽ được phát âm rõ ràng hơn, dài hơn, cao hơn và mạnh hơn, đó chính là âm tiết mang trọng âm.

Trọng âm tiếng Anh (word stress) là việc nhấn mạnh một âm tiết nhất định trong một từ để làm nổi bật âm đó khi phát âm. Đây là yếu tố quan trọng trong ngữ âm học tiếng Anh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe hiểu và phát âm tự nhiên của người học.

Khi tra phiên âm tiếng Anh, trọng âm rơi vào âm tiết nào thì dấu phẩy (ˈ) sẽ đứng trước âm tiết đó

Ví dụ:

  • Window /ˈwɪn.doʊ/: Trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
  • A’bout /əˈbaʊt/: Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
  • Education /ˌedʒuˈkeɪʃn/: Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba.

Trọng âm là yếu tố nền tảng và không thể thiếu trong quá trình học phát âm tiếng Anh. Nếu bạn muốn nói chuẩn, rõ ràng giống với người bản xứ, việc đặt đúng trọng âm ở từng từ và trong cả câu là điều bắt buộc. Nhấn sai quy tắc đánh trọng âm không chỉ khiến bạn nói thiếu tự nhiên mà còn dễ gây hiểu nhầm trong giao tiếp.

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh

Quy tắc 1: Danh từ có 2 âm tiết → Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ:

  • table /ˈteɪ.bəl/ – cái bàn
  • ‘window /ˈwɪn.dəʊ/ – cửa sổ
  • money /ˈmʌn.i/ – tiền
  • doctor /ˈdɒk.tər/ – bác sĩ
  • student /ˈstjuː.dənt/ – học sinh, sinh viên

Trường hợp ngoại lệ:

  • advice /ədˈvaɪs/ – lời khuyên
  • resort /rɪˈzɔːt/ – khu nghỉ dưỡng
  • belief /bɪˈliːf/ – niềm tin
  • machine /məˈʃiːn/ – máy móc

*Lưu ý: Một số từ có cách đánh trọng âm khác nhau, phụ thuộc vào từ loại.

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh 1

Quy tắc 2: Động từ có 2 âm tiết → Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

  • begin /bɪˈɡɪn/ – bắt đầu
  • enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/ – thích
  • arrive /əˈraɪv/ – đến nơi
  • prefer /prɪˈfɜːr/ – thích hơn

Trường hợp ngoại lệ

  • answer /ˈɑːn.sər/ – trả lời
  • enter /ˈen.tər/ – đi vào
  • visit /ˈvɪz.ɪt/ – thăm
  • open /ˈəʊ.pən/ – mở
  • offer /ˈɒf.ər/ – đề nghị

Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết → Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ:

  • happy /ˈhæp.i/ – hạnh phúc
  • clever /ˈklev.ər/ – thông minh
  • noisy /ˈnɔɪ.zi/ – ồn ào
  • pretty /ˈprɪt.i/ – xinh xắn
  • busy /ˈbɪz.i/ – bận rộn

Trường hợp ngoại lệ:

  • correct /kəˈrekt/ – đúng, chính xác
  • alive /əˈlaɪv/ – còn sống
  • alone /əˈləʊn/ – cô đơn, một mình
  • divine /dɪˈvaɪn/ – thiêng liêng

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh 3

Xem thêm:

Quy tắc 4: Các từ có 2 âm tiết bắt đầu bằng “a”  → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

  • about /əˈbaʊt/ – về, khoảng
  • above /əˈbʌv/ – phía trên
  • away /əˈweɪ/ – rời đi, xa
  • apart /əˈpɑːt/ – tách rời
  • alive /əˈlaɪv/ – còn sống

Quy tắc 5: Danh từ ghép → Trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất

Danh từ ghép là danh từ được tạo bởi nhiều từ có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

  • blackboard /ˈblæk.bɔːd/ – bảng đen
  • toothbrush /ˈtuːθ.brʌʃ/ – bàn chải đánh răng
  • football /ˈfʊt.bɔːl/ – bóng đá
  • airport /ˈeə.pɔːt/ – sân bay
  • sunshine /ˈsʌn.ʃaɪn/ – ánh nắng

Quy tắc 6: Động từ ghép → Trọng âm thường xuyên rơi vào từ thứ 2

Động từ ghép là động từ được tạo bởi nhiều từ riêng biệt. Trọng âm thường rơi vào phần thứ hai của cụm – tức là từ thứ hai, không nhất thiết là âm tiết thứ hai

Ví dụ:

  • checkout /ˌtʃek ˈaʊt/
  • become /bɪˈkʌm/
  • understand /ˌʌn.dəˈstænd/
  • overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh 6

Quy tắc 7: Các từ kết thúc bằng đuôi what, where, how → Trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ:

  • whatever /ˈwɒt.e.vər/
  • wherever /ˈweə.rev.ər/
  • however /ˈhaʊ.ev.ər/
  • whoever /ˈhuː.ev.ər/
  • whenever /ˈwen.ev.ər/

Tham khảo: Khóa học IELTS Foundation cải thiện tiếng Anh căn bản

Quy tắc 8: Các từ có đuôi: -ety, -ity, -ion , -sion, -cial, -ically, -ious, -eous, -ian, -ior, -iar, -iasm, -ience, -iency, -ient, -ier, -ic, -ics, -ial, -ical, -ible, -uous, ium, -logy, -sophy, -graphy, -ular, -ulum → Trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó

Ví dụ:

Từ Phiên âm Trọng âm Hậu tố
electricity /ɪˌlekˈtrɪsɪti/ trɪ -ity
celebration /ˌselɪˈbreɪʃən/ breɪ -tion
economic /ˌiːkəˈnɒmɪk/ nɒm -ic
historical /hɪˈstɒrɪkəl/ stɒr -ical
biography /baɪˈɒɡrəfi/ ɒɡ -graphy
psychology /saɪˈkɒlədʒi/ kɒl -logy
auditory /ˈɔːdɪtəri/ ɔː -ory (liên quan)
fictional /ˈfɪkʃənəl/ fɪk -cial

Quy tắc 9: Các từ có đuôi: ate, -cy, -ty, -phy, -gy

Đối với các từ tận cùng bằng đuôi ate, -cy, -ty, -phy, -gy có 2 âm tiết thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ nhất, có 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Ví dụ:

  • debate /ˈdeb.eɪt/ – tranh luận
  • create /ˈkriː.eɪt/ – tạo ra
  • locate /ˈloʊ.keɪt/ – định vị
  • policy /ˈpɒl.ɪ.si/ – chính sách
  • privacy /ˈpraɪ.və.si/ – sự riêng tư
  • democracy /dɪˈmɒk.rə.si/ – dân chủ
  • photography /fəˈtɒɡ.rə.fi/ – nhiếp ảnh
  • technology /tekˈnɒl.ə.dʒi/ – công nghệ
  • geology /dʒiˈɒl.ə.dʒi/ – địa chất học
  • psychology /saɪˈkɒl.ə.dʒi/ – tâm lý học

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh 9

Quy tắc 10: Các từ kết thúc bằng đuôi: -ade, -ee, -ese, -eer, -ette, -oo, -oon , -ain, -esque, -isque, -aire , -mental, -ever, -self → trọng âm nhấn vào chính các đuôi này

Ví dụ:

  • parade /pəˈreɪd/ – diễu hành
  • employee /ɪmˈplɔɪ.iː/ – nhân viên
  • Chinese /ˌtʃaɪˈniːz/ – người Trung Quốc
  • volunteer /ˌvɒl.ənˈtɪər/ – tình nguyện viên
  • cassette /kæˈset/ – băng cassette
  • kangaroo /ˌkæŋ.ɡəˈruː/ – con kangaroo
  • balloon /bəˈluːn/ – quả bóng bay
  • mountain /ˈmaʊn.tɪn/ – núi
  • grotesque /ɡroʊˈtesk/ – kỳ quái
  • technique /tekˈniːk/ – kỹ thuật
  • millionaire /ˌmɪl.jəˈner/ – triệu phú
  • fundamental /ˌfʌn.dəˈmen.təl/ – cơ bản
  • whatever /wɒtˈev.ər/ – bất cứ điều gì
  • myself /maɪˈself/ – chính tôi

Trường hợp ngoại lệ:

  • coffee /ˈkɒf.i/
  • igloo /ˈɪɡluː/
  • committee /kəˈmɪt.i/

Quy tắc 11: Các từ chỉ số lượng có đuôi -teen thì nhấn trọng âm vào đuôi -teen, đuôi -ty thì trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó

Ví dụ:

  • thirteen /θɜːrˈtiːn/ – mười ba
  • fourteen /fɔːrˈtiːn/ – mười bốn
  • twenty /ˈtwɛn.ti/ – hai mươi
  • thirty /ˈθɜːr.ti/ – ba mươi
  • forty /ˈfɔːr.ti/ – bốn mươi

Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh 11

Quy tắc 12: Các âm tiết: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent → Trọng âm rơi vào chính nó

Ví dụ:

  • resist /rɪˈzɪst/ – chống lại
  • occur /əˈkɜːr/ – xảy ra
  • convert /kənˈvɜːrt/ – chuyển đổi
  • protest /ˈproʊ.test/ (danh từ) /prəˈtest/ (động từ) – phản đối
  • contain /kənˈteɪn/ – chứa đựng
  • attract /əˈtrækt/ – thu hút
  • prevent /prɪˈvent/ – ngăn chặn

Quy tắc 13: Cách đánh trọng âm của từ có 3 âm tiết

Danh từ

Đối với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 2 của danh từ có chứa các âm yếu /ə/ hoặc /i/ → trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

  • animal /ˈæn.ɪ.məl/ (âm 2 là nguyên âm yếu /ɪ/) – động vật
  • family /ˈfæm.ɪ.li/ (âm 2 nguyên âm yếu /ɪ/) – gia đình
  • photograph /ˈfoʊ.tə.græf/ (âm 2 nguyên âm yếu /ə/) – bức ảnh
  • capital /ˈkæp.ɪ.təl/ (âm 2 nguyên âm yếu /ɪ/) – thủ đô

Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ nhất là /ə/ hay /i/ hoặc âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài / nguyên âm đôi trong danh từ có 3 âm tiết

Ví dụ:

  • computer /kəmˈpjuːtər/ (âm 1 là /ə/, âm 2 nguyên âm đôi /juː/) – máy tính
  • potato /pəˈteɪtoʊ/ (âm 1 là /ə/, âm 2 nguyên âm đôi /eɪ/) –  khoai tây
  • banana /bəˈnænə/ (âm 1 là /ə/, âm 2 nguyên âm ngắn /æ/) – quả chuối
  • disaster /dɪˈzɑːstə(r)/ (âm 1 là /ɪ/, âm 2 nguyên âm dài /ɑː/) – thảm họa

Động từ

Trọng âm sẽ  rơi vào âm tiết thứ 2 của động từ có 3 âm tiết nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm

Ví dụ:

  • encounter /iŋ’kauntə/
  • determined /dɪˈtɜː.mɪnd/

Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất của động từ có 3 âm tiết nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hoặc kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ:

  • exercise /ˈek.sə.saɪz/
  • compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/

Tính từ

Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 của tính từ có 3 âm tiết nếu âm tiết thứ nhất là /ə/ hay /i/

Ví dụ:

  • familiar /fəˈmɪl.i.ər/
  • considerate /kənˈsɪd.ər.ət/

Nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

  • enormous /ɪˈnɔːməs/
  • annoying /əˈnɔɪɪŋ/

Quy tắc 14: Những âm được phát âm nhẹ như /ə/ hoặc /i/ → trọng âm sẽ không nhấn vào các âm này

Ví dụ:

  • computer /kəmˈpjuːtə/
  • effort /ˈefət/
  • comfort /ˈkʌmfət/

Quy tắc 15: Một số tiền tố và hậu tố không mang trọng âm và không làm thay đổi trọng âm của từ gốc

Ví dụ:

  • important /ɪmˈpɔː.tənt/ → unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/
  • perfect /ˈpɜː.felt/ → imperfect /ɪmˈpɜː.felt/
  • appear /əˈpɪər/ → disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/
  • crowded /ˈkraʊ.dɪd/ → overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd/
  • beauty /ˈbjuː.ti/ → beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/
  • teach /tiːtʃ/ → teacher /ˈtiː.tʃər/

Những lợi ích khi học cách đánh trọng âm

Những lợi ích khi học cách đánh trọng âm 1

Giúp phát âm chuẩn với ngữ điệu tự nhiên

Học quy tắc đánh trọng âm giúp bạn phát âm chuẩn và tạo ra ngữ điệu tự nhiên khi nói tiếng Anh. Người bản xứ thường nhấn trọng âm một cách linh hoạt và tự nhiên, tạo nên nhịp điệu và âm điệu cuốn hút trong lời nói. So với cách nói đều đều, thiếu điểm nhấn, việc sử dụng đúng trọng âm giúp câu nói trở nên sinh động, dễ nghe và dễ hiểu hơn rất nhiều.

Cải thiện khả năng giao tiếp rõ ràng

Hiểu cách đánh trọng âm giúp bạn giao tiếp tiếng Anh tự tin và hiệu quả hơn. Khi phát âm đúng trọng âm, bạn không chỉ nói rõ ràng mà còn khiến thông điệp trở nên dễ hiểu, thuyết phục hơn, đặc biệt trong những tình huống cần sự chuyên nghiệp như thuyết trình, phỏng vấn hay đàm phán.

Trong môi trường làm việc quốc tế, khả năng nhấn trọng âm chính xác giúp bạn làm nổi bật các từ khóa quan trọng, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp. Điều này không chỉ giúp tránh những hiểu lầm do phát âm sai mà còn góp phần tạo ấn tượng tốt với người nghe, từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp và thể hiện năng lực của bản thân một cách rõ ràng hơn.

Xem thêm: 100+ câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày thông dụng nhất

Nâng cao kỹ năng nghe hiểu

Nắm vững trọng âm cũng giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng nghe hiểu tiếng Anh. Khi bạn quen với cách người bản xứ nhấn trọng âm trong từng từ, việc nhận diện và hiểu ý họ muốn truyền đạt sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trọng âm đóng vai trò như một tín hiệu âm thanh giúp bạn phân biệt nghĩa của từ ngay trong ngữ cảnh nói.

Ví dụ điển hình là cặp từ “present”: nếu nói /’prez.ənt/ (danh từ hoặc tính từ), từ này có nghĩa là “món quà” hoặc “có mặt”; còn nếu phát âm là /prɪ’zent/ (động từ), thì nghĩa lại là “trình bày” hoặc “trao tặng”. Chỉ cần nhấn sai trọng âm, người nghe sẽ rất dễ hiểu nhầm nội dung bạn muốn truyền đạt.

Với những người mới bắt đầu hoặc đang mất gốc tiếng Anh, việc học và ghi nhớ các quy tắc trọng âm cơ bản là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn phát âm và nghe đúng mà còn là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong các bài thi Listening, nơi mà người ra đề thường sử dụng những cặp từ dễ nhầm lẫn về trọng âm để kiểm tra khả năng ngôn ngữ của bạn.

Đạt điểm cao trong IELTS Speaking

Trọng âm là một phần quan trọng của tiêu chí Pronunciation trong IELTS Speaking. Đánh đúng trọng âm giúp bạn đạt band 7.0+ bằng cách thể hiện phát âm tự nhiên và dễ hiểu.

Trọng âm và ngữ điệu trong câu tiếng Anh

Trọng âm trong câu là gì?

Trọng âm trong câu là cách nhấn mạnh một hoặc nhiều từ nhất định trong câu nhằm làm rõ ý nghĩa hoặc thể hiện sắc thái cảm xúc, ý định của người nói. Khác với trọng âm từ (Word Stress) chỉ áp dụng cho từng từ riêng lẻ, trọng âm câu tác động đến toàn bộ câu, giúp truyền tải thông tin hiệu quả và tự nhiên trong giao tiếp.

Trọng âm câu còn được gọi là ngữ điệu và có thể thay đổi linh hoạt tùy theo ngữ cảnh, mục đích nhấn mạnh của người nói.

Ví dụ:

  • I’m in the kitchen. (Nhấn mạnh “I’m” – tôi là người ở trong bếp, không phải ai khác.)
  • I’m in the kitchen. (Nhấn mạnh vị trí “in the kitchen” – tôi đang ở bếp chứ không phải phòng khách hay phòng ngủ.)

Cách đánh trọng âm trong các loại câu

Câu hỏi Yes/No

Trọng âm thường nằm ở động từ chính hoặc từ quan trọng liên quan đến câu hỏi, giúp nhấn mạnh phần thông tin được hỏi.

Ví dụ: Are Minh and Lan coming to the seminar? (Nhấn mạnh Minh và Lan – người được hỏi về sự tham gia.)

Câu hỏi Wh- (What, Where, When, Why, How)

Trong câu hỏi Wh-, trọng âm thường đặt vào từ hỏi hoặc từ khóa chính liên quan đến câu trả lời mong đợi.

Ví dụ:  Where did Hoa buy that dress? (Nhấn mạnh “Where” để hỏi địa điểm.)

Câu khẳng định

Trọng âm tập trung vào từ mang nội dung quan trọng, làm rõ hành động hoặc ý chính của câu.

Ví dụ: Anh enjoys playing football. (Nhấn mạnh “enjoys” để làm rõ sở thích.)

Câu phủ định

Thông thường, trọng âm rơi vào từ phủ định hoặc từ muốn làm nổi bật nhằm thể hiện sự phủ nhận rõ ràng.

Ví dụ: I did not borrow Nam’s book. (Nhấn mạnh “not” để phủ nhận việc mượn sách.)

Bài tập vận dụng

Cùng làm qua các bài tập về quy tắc trọng âm dưới đây để nắm sâu hơn về kiến thức này nhé!

Bài 1: Chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại

Câu A B C D Đáp án
1 table cancel open involve D
2 prefer answer advise enjoy B
3 picture receive notice borrow B
4 action climate police cousin C
5 visit include accept require A
6 manage program decide finish C
7 combine arrive cancel relate C
8 purpose evening student agree D
9 offer provide destroy contain A
10 daily morning become lovely C

Bài 2: Chọn từ có cách đánh trọng âm đúng

Câu A B C D Đáp án
1 inter’rupt ‘interrupt interr’upt interrupt’ B
2 com’mittee ‘committee commit’tee comm’ittee C
3 ‘undergo under’go und’ergone underg’o B
4 ‘engineer engine’er engin’eer enginee’r B
5 res’ponsible respon’sible ‘responsible responss’ible C
6 ‘photograph photo’graph phot’ograph photogra’ph A
7 eco’nomic ‘economic econom’ic econo’mic C
8 ‘industry indus’try industr’y indust’ry A
9 ‘suggestion sugges’tion suggest’ion suggesti’on B
10 in’terview inter’view ‘interview interv’iew C

Trọng âm là yếu tố nhỏ nhưng đóng vai trò lớn trong việc phát âm chuẩn và giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những nguyên tắc cơ bản để nhận diện và luyện tập cách đánh trọng âm chính xác. Tuy nhiên, vì có nhiều từ không tuân theo quy tắc trọng âm cố định, bạn nên tiếp tục mở rộng vốn từ vựng theo chủ đề và luyện nghe nói thường xuyên nhé. IELTS The Tutors chúc bạn thành công!