OSASCOMP – Trật tự tính từ là một quy tắc quan trọng cần nắm vững đối với tất cả mọi người khi học tiếng Anh. Mặc dù đây không phải là kiến thức xa lạ, thế nhưng rất nhiều người vẫn còn khá mông lung, không biết cách học và ghi nhớ như thế nào cho hiệu quả. Vì thế, hãy cùng IELTS The Tutors tìm hiểu chi tiết về quy tắc trật tự của tính từ trong tiếng Anh (OSASCOMP) trong bài viết này để tránh mắc sai lầm khi sử dụng tiếng Anh nhé!
Trật tự tính từ OSASCOMP là gì?
OSASCOMP là quy tắc trật tự tính từ (Order of adjectives) trong tiếng Anh. Là một trong những quy tắc cơ bản nhất và cực kỳ quan trọng mà tất cả mọi người khi học tiếng Anh đều không thể bỏ qua.
Về cơ bản, OSASCOMP được hiểu đơn giản là một quy tắc sắp xếp các tính từ dùng để miêu tả một danh từ nào đó. Quy tắc này được coi như một công cụ hỗ trợ người học ghi nhớ thứ tự sắp xếp tính từ khi mô tả một người, sự vật hoặc hiện tượng nào đó.
Ví dụ:
- Beautiful (đẹp) + large (to lớn) + garden (khu vườn) → Khu vườn to đẹp
- Modern (hiện đại) + spacious (rộng rãi) + white (trắng) + apartment (căn hộ) → Căn hộ trắng rộng rãi hiện đại
Lúc này, thứ tự của tính từ trong câu sẽ tuân theo quy tắc nhất định và không thể thay đổi. Quy tắc đó được gọi là OSASCOMP. Thứ tự tính từ trong câu sẽ cần tuân thủ quy tắc nhất định và không thể thay đổi.
Vậy OSASCOMP cụ thể là như thế nào? OSASCOMP là một từ viết tắt đại diện cho các yếu tố trong quy tắc sắp xếp tính từ:
Opinion -> Size -> Age -> Shape -> Color -> Origin -> Material -> Purpose
Trong đó, trật tự tính từ theo OSASCOMP được chia thành các thứ tự tính từ trong tiếng Anh cụ thể như sau:
- O – Opinion (ý kiến): Các tính từ thể hiện quan điểm, cảm nhận hoặc đánh giá chủ quan của người nói, ví dụ: beautiful (đẹp), interesting (thú vị), ugly (xấu xí).
- S – Size (kích thước): Các tính từ chỉ kích cỡ hoặc độ lớn, ví dụ: small (nhỏ), big (to), tiny (bé xíu).
- A – Age (tuổi tác): Tính từ chỉ độ tuổi hoặc tình trạng mới/cũ, ví dụ: old (cũ), young (trẻ), ancient (cổ).
- S – Shape (hình dạng): Tính từ về hình dáng, hình thù, ví dụ: round (tròn), square (vuông), rectangular (hình chữ nhật).
- C – Color (màu sắc): Tính từ mô tả màu sắc của vật, ví dụ: red (đỏ), blue (xanh dương), green (xanh lá).
- O – Origin (xuất xứ): Tính từ chỉ nguồn gốc hoặc xuất xứ địa lý, ví dụ: American (người Mỹ), Vietnamese (người Việt Nam), French (người Pháp).
- M – Material (chất liệu): Tính từ mô tả vật liệu làm ra đồ vật, ví dụ: wooden (gỗ), plastic (nhựa), metal (kim loại).
- P – Purpose (mục đích): Tính từ chỉ công dụng hoặc mục đích, thường được đặt cuối cùng trước danh từ, ví dụ: cooking (nấu ăn), sleeping (ngủ), gardening (làm vườn).
Trên thực tế, trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn viết tiếng Anh, rất hiếm khi cả 8 loại tính từ này xuất hiện cùng lúc. Thông thường, người ta chỉ dùng tối đa khoảng 3 tính từ để mô tả một danh từ. Dù vậy, nắm vững trật tự sắp xếp các tính từ theo quy tắc OSASCOMP vẫn rất quan trọng để câu văn chuẩn ngữ pháp và dễ hiểu.
Ví dụ:
- ✅Đúng: She inherited a beautiful big old rectangular brown Italian wooden writing desk. (Cô ấy thừa hưởng một chiếc bàn làm việc bằng gỗ kiểu Ý màu nâu, hình chữ nhật, cổ, to lớn, và rất đẹp.)
- ❌Sai: She inherited an Italian brown old big beautiful wooden rectangular writing desk
*Lưu ý: Một số tính từ ghép (e.g., “dark-blue”, “well-known”, “four-year-old”) có thể phá vỡ quy tắc OSASCOMP.
Ví dụ: “She has a well-known French writer friend.”
Lưu ý: “Well-known” là một tính từ ghép và không chịu sự ảnh hưởng của OSASCOMP.
Trật tự tính từ trong tiếng Anh với danh từ và động từ
Trong câu, tính từ thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa, làm rõ đặc điểm của danh từ đó. Tuy nhiên, thực tế chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong câu, tùy thuộc vào ngữ cảnh và cấu trúc ngữ pháp.
Tính từ + Danh từ
Trong tiếng Anh, tính từ thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa, làm rõ đặc điểm của danh từ đó. Khi có nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ, hãy sắp xếp chúng theo trật tự tính từ (quy tắc OSASCOMP) mà chúng ta đã học ở trên: “Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose”.
Công thức: Adj + Noun
Ví dụ:
- He found a crumbling book hidden under the floorboards. (Anh ấy tìm thấy một quyển sách đang mục nát giấu dưới sàn nhà.)
- The peculiar scent lingered in the abandoned house. (Mùi hương kỳ lạ còn vương lại trong căn nhà bỏ hoang.)
Tuy nhiên, nếu trong câu có từ hạn định (Determiners) hoặc lượng từ (Quantity) thì các loại từ này sẽ luôn xuất hiện ở đầu câu, trước các tính từ và danh từ.
Ví dụ:
- Từ hạn định (Determiners): my, his, the, a, an, this, that, those, these, …
- Lượng từ (Quantity): one, many, a lot of, three, few, …
Tính từ + Động từ To be/Động từ liên kết
Ngoài vị trí trước danh từ, tính từ còn có thể đứng sau một số động từ đặc biệt như động từ liên kết (linking verbs) và động từ “to be”. Khi ở vị trí này, tính từ sẽ bổ nghĩa cho danh từ phía trước, thường theo cấu trúc sau.
Tính từ đứng sau động từ to be
Công thức: To be + Adj
Ví dụ: The sky is blue. (Bầu trời xanh.)
Tính từ đứng sau động từ liên kết
Một số động từ liên kết phổ biến thường gặp bao gồm: remain, seem, look, become, smell, feel, taste, stay, sound, turn, appear, prove, get.
Công thức: Linking verb + Adj
Ví dụ: The cake smells delicious. (Cái bánh có mùi thơm ngon.)
Cách ghi nhớ quy tắc trật tự tính từ trong tiếng Anh – OSASCOMP
Một cách đơn giản để ghi nhớ thứ tự tính từ là kết hợp quy tắc OSASCOMP với câu nói hài hước. Bạn có thể dùng câu “Ông Sáu Ăn Súp Cua Ông Mập Phì” để nhớ nhanh các thành phần “Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose”. Phương pháp này tạo ấn tượng mạnh, giúp não bộ ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn.
Quy tắc về dấu phẩy trong trật từ của tính từ
Khi một câu chứa nhiều tính từ, bạn sẽ thấy có câu sử dụng dấu phẩy trong khi có câu lại không. Vì thế, chúng ta có 2 quy tắc cần lưu ý khi sử dụng dấu phẩy để phân chia các tính từ với nhau:
Tính từ cùng loại: Nên sử dụng dấu phẩy để phân tách chúng
Ví dụ: She is a brilliant, creative, dedicated and passionate artist. (Cô ấy là một nghệ sĩ xuất sắc, sáng tạo, tận tâm và nhiệt huyết.)
→ Các tính từ “brilliant, creative, dedicated, passionate” đều thuộc loại Opinion và cần có dấu phẩy.
Tính từ khác loại: Nếu các tính từ trong câu là sự kết hợp của nhiều loại khác nhau, bạn không cần thiết phải dùng dấu phẩy.
Ví dụ: He bought an old blue French bicycle. (Anh ấy đã mua một chiếc xe đạp cũ màu xanh từ Pháp.)
→ Các tính từ “old, blue, French” thuộc các loại khác nhau: Age, Color, Origin, vì vậy không cần dùng dấu phẩy.
Bài tập áp dụng quy tắc OSASCOMP
Điền đúng trật tự tính từ OSASCOMP vào chỗ trống.
1. He has a ______ (red / small / bicycle).
2. I need a ______ (old / blue / jacket).
3. I bought a ______ (ceramic/ gorgeous/ circular/ ancient/ large/ yellow/ dining/ Spanish) table.
4. She has a ______ (wooden/ small/ storage/ new/ rectangular/ green/ nice/ Italian) box.
5. They found a ______ (pink/ beautiful/ tiny/ garden/ old/ metal/ oval/ German) statue.
Đáp án:
1. He has a small red bicycle.
2. I need an old blue jacket.
3. I bought a gorgeous large ancient circular yellow Spanish ceramic dining table.
4. She has a nice small new rectangular green Italian wooden storage box.
5. They found a beautiful tiny old oval pink German metal garden statue.
Qua bài viết trên, IELTS The Tutors đã tổng hợp đầy đủ kiến thức về OSASCOMP – trật tự tính từ trong tiếng Anh. Đây là một kiến thức khá căn bản, tuy nhiên sẽ hơi khó cho những người mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn nắm vững OSASCOMP ngay từ ban đầu, việc học tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nhất là về ngữ pháp. Hy vọng rằng, các thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ cách sắp xếp các tính từ trong câu để miêu tả các đối tượng một cách chính xác.